Một chiếc bàn làm việc có thể điều chỉnh độ cao đang là lựa chọn của khá nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Bài viết này chúng tôi giới thiệu đến với Quý bạn đọc vật liệu làm mặt bàn điều chỉnh độ cao MDF. Hãy xem nó có gì ấn tượng, độc đáo nhé! Mặt bàn MDF có thể được bo góc tròn hoặc góc vuông và phủ lên nhiều lớp màu vân gỗ, đơn sắc khác nhau. Thiết kế mặt bàn MDF như hình 01 giúp bạn thoải mái đặt khớp khuỷu tay lên mặt bàn,vai và lưng đỡ mỏi hơn khi làm việc trong thời gian dài trước máy tính. Kích thước tiêu chuẩn của mặt bàn theo thiết kế này là rộng 40 cm và sâu 16 cm. Nếu khách hàng yêu cầu kích thước khác, chúng tôi có thể gia công với số lượng lớn. Thông số kỹ thuật mặt bàn MDF điều chỉnh độ cao
Mặt bàn MDF điều chỉnh góc nghiêngMặt bàn MDF với đường cắt công thái học và độ nghiêng có thể điều chỉnh độ cao. Ưu điểm chính của nó là khả năng điều chỉnh độ nghiêng. Cho phép bạn tạo tư thế thoải mái khi làm việc mà không bị ảnh hưởng tới đốt lưng, cổ, tay, vai Thông số kỹ thuật mặt bàn MDF điều chỉnh góc nghiêng
Talaco là một trong những nhà cung cấp ván mdf thô hàng đầu, song song với đó là gia công sản phẩm mặt bàn MDF theo số lượng lớn. Chúng tôi có đa dạng màu sắc, phủ trên lõi thường và chống ẩm, gia công cắt theo các hình dạng khác nhau. Đặc biệt chúng tôi luôn nghiên cứu phát triển mặt bàn MDF sao cho tôi ưu hiệu suất làm việc và cải thiện sức khỏe người sử dụng. Đó là lý do các đường cắt công thái học trên mặt bàn giúp duy trì tư thế đúng khi làm việc, giảm tải cho lưng và vai. Nghiên cứu cho thấy đường cắt công thái học có thể giảm 30% nguy cơ đau lưng và tăng sự thoải mái tại nơi làm việc. Xem thêm các bài viết liên quan
0 Comments
Giới Thiệu Ván HMRGiới Thiệu Ván MRVán HMR là ván hdf có khả năng chống ẩm rất tốt. Là phiên bản có mật độ cao hơn so với ván mdf thông thường. Tại sao gọi là ván có mật độ cao? Ván được tạo thành từ sợi gỗ kết hợp kết dính ép ở nhiệt độ cao đạt tỷ trọng trên 850kg/m3. Lõi ván được trộn phụ gia kháng ẩm với màu xanh lá cây đặc trưng để phân biệt ván mdf thường. Vì đặc tính chống ẩm nên ván HMR thay thế ván ép để sản xuất nội thất cho một số ứng dụng nhất định nhờ có những lợi thế riêng. Chẳng hạn bề mặt láng mịn, đa dạng màu sắc (có thể được sơn, phủ veneer, melamine, acrylic, pvc), không mối mọt, cong vênh, không giản nở và dễ hoàn thiện. Ván chống ẩm HMR là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cho gỗ xẻ tự nhiên vì làm bằng sợi gỗ, nguyên liệu tái chế từ gỗ rừng trồng. Ứng Dụng Ván HMRVán HMR được các nhà làm quảng cáo, trang trí nội thất ưa chuộng để cắt CNC với nhiều hình dạng và kích thước mong muốn. Đặc biệt là vách ngăn trang trí nhà ở, văn phòng, showroom... Ngoài ra ván HMR được sử dụng làm hệ tủ bếp, ván sàn, bàn ăn, bàn trang điểm, hệ tủ giường, cửa đi, ốp tường Ván HMR là phiên bản tốt hơn so với ván mdf nên giá thành cao hơn. Tuy nhiên trong một số ứng dụng cần độ bền, kháng ẩm cao và chịu lực thì HMR là giải pháp tốt hơn. Ngoài ra ván mdf chống ẩm MMR cũng là lựa chọn tốt nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí so với HMR. Trong những năm qua, gỗ công nghiệp đã trở thành lựa chọn ưa thích của các nhà thiết kế, sản xuất trang trí nội thất và người tiêu dùng. Không giống như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có giá rẻ hơn rất nhiều, dễ gia công sản xuất. Về mặt môi trường, chúng là những vật liệu bền vững hơn. Gỗ công nghiệp làm bằng cách liên kết các sợi gỗ, dăm gỗ, tấm ván lạng. Tùy theo công năng và ưu nhược điểm mà sử dụng vào các ứng dụng khác nhau. Ưu điểm lớn gỗ công nghiệp là khả năng tùy chỉnh rất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu. Trên thị trường có rất nhiều dòng ván gỗ với những phương thức sản xuất khác nhau. Chúng đều có ưu nhược điểm riêng. Ở đây, chúng ta thảo luận về các loại gỗ công nghiệp và ứng dụng của chúng trong trang trí nội thất cho không gian nhà ở hoặc văn phòng. Ván Dăm (Ván Okal)Được tạo thành từ các dăm gỗ trộn keo dưới nhiệt độ cao tạo thành tấm phẳng theo quy cách. Ván okal có bề mặt tương đối mịn, phẳng nên dễ sơn phủ các lớp trang trí bề mặt. Liên kết dạng đan chéo của các dăm gỗ làm tăng thêm độ cứng của ván, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phổ biến nhất của các nhà thiết kế sản xuất nội thất. Ván okal là lựa chọn thân thiện với môi trường vì ván được tạo ra bằng cách sử dụng phế liệu và dăm gỗ cũng như các sản phẩm gỗ rừng trồng như keo tràm, thông, bạch đàn, cao su. Một lý do khác khiến ván okal được chọn là vì giá cả rẻ. Nó là một trong những lựa chọn rẻ nhất và là sự thay thế cho gỗ tự nhiên. Nếu bạn muốn đạt được sự cân bằng hợp lý giữa nhu cầu và ngân sách của mình thì ván okal là lựa chọn phù hợp. Ván sợi mật độ trung bình - MDFKhông giống như ván okal được làm dăm gỗ, ván mdf làm từ sợi gỗ kết hợp với keo kết dính, sau đó được nén thành các tấm ván dưới áp suất và nhiệt độ cao. Với những ưu điểm như bề mặt phẳng mịn dễ dàng sơn phủ các lớp trang trí bề mặt như melamine, veneer, acrylic, độ bền tối ưu để làm đồ nội thất khiến nó trở thành vật liệu rất ưa chuộng hiện nay. Nói về độ bền ván mdf, nếu sử dụng và bảo quản đúng cách, tuổi thọ có thể lên tới 10 năm. MDF không bị giãn nở như gỗ tự nhiên. Ứng dụng rộng rải nhất MDF là làm tủ, kệ, sàn, bàn học, cửa ra vào, cửa, ván ốp tường, phào chỉ chân tường. Ván sợi mật độ cao - HDFSo với ván okal và mdf, ván hdf là vật liệu bền cứng nhất. Vì thế ván hdf được ưu tiên sử dụng sản xuất nội thất chịu được tải trọng. HDF có cấu trúc cứng và độ bền cao hơn MDF nên thường sử dụng làm ván sàn, ốp tường, cửa và vách ngăn trang trí. Trong nhiều ứng dụng, ván hdf là lựa chọn hợp lý hơn khi so sánh với gỗ xẻ tự nhiên hoặc thậm chí là ván ép. Ván épVán ép là loại gỗ công nghiệp có cấu trúc khác biệt hoàn toàn so với với ván dăm và ván sợi gỗ. Nó được làm bằng cách sử dụng các lớp ván lạng mỏng từ 0.6mm đến 2mm ép lại với nhau để tạo thành một tấm ván ép theo quy cách. Ván ép có độ bền, chịu lực cao, độ đàn hồi tốt nên được xem là loại gỗ công nghiệp bền nhất trong số các loại gỗ nhân tạo. Ván ép ngoài được làm nội thất như tủ, bàn, sàn...còn được sử dụng trong thi công đổ sàn bê tông. Một số loại ván ép lõi tạp chất lượng thấp dùng lót sàn và đóng gói pallet. Gỗ tự nhiên dĩ nhiên là sự lựa chọn tuyệt vời nhưng một vài điểm yếu như co giản, nứt nẻ, giá thành cao, ít sự lựa chọn bề mặt và tính bền vững của môi trường. Gỗ công nghiệp lại khắc phục các điểm yếu này nên dần được khách hàng đón nhận và yêu thích. Dựa vào nhu cầu, phong cách nội thất và ngân sách, bạn có thể chọn từ nhiều loại gỗ công nghiệp để thiết kế không gian nội thất phù hợp nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá các loại gỗ tối ưu chi phí và nhu cầu của bạn.
Xem bài viết khác Hiện nay trên thị trường có rất nhiều biến thể của ván mdf với những tên gọi khác nhau. Nếu không phân biệt rõ, rất có thể bạn mua sản phẩm không đúng chất lượng hoặc giá thành cao hơn thực tế. Ván mdf trên thị trường được phân loại theo tỷ trọng, bề mặt, tiêu chuẩn và chức năng..Bài viết dưới này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn từng loại. VÁN LDFVán LDF là tấm ván sợi có tỷ trọng thấp (viết tắt Low Density Fiberboard). Dòng ván này giảm chất lượng và trọng lượng so với ván mdf nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tính linh hoạt của ván. Nếu LDF được thêm chất phụ gia kháng ẩm sẽ được gọi với tên khác là LMR, có lõi xanh kháng ẩm để phân biệt với ván LDF thông thường. Thông số kỹ thuật ván LDF
VÁN MDFVán mdf viết tắt (Medium density fiberboard) là tấm ván gỗ sợi mật độ trung bình chất lượng và tỷ trọng cao hơn ván LDF. Ván mdf chống ẩm gọi là MMR cũng có màu xanh lục nhạt. Thông số kỹ thuật ván MDF
VÁN HDFVán HDF viết tắt từ High Density Fiberboard. HDF có trọng lượng và tỷ trọng cao nhất rất cứng và bền. Nếu có phụ gia công ẩm thì gọi là ván HMR. HDF có khả năng chống ẩm, cách âm cách nhiệt tốt, chịu được tải trọng lớn. Vì vậy thích hợp để làm vách ngăn, cửa, ván sàn hơn là ván MDF hay LDF Thông số kỹ thuật ván hdf
Ưu Nhược Điểm Ván MDF So Với Gỗ Cứng Tự NhiênVán mdf là vật liệu giá rẻ hơn rất nhiều so với các lựa chọn nội thất gỗ cứng. MDF có bề mặt nhẵn, không có mắt chết. Dễ dàng sơn phủ với bất kỳ màu nào, trong khi gỗ cứng không dễ sơn và không đảm bảo chấp nhận mọi loại màu. Thành phần hóa học của MDF khiến các loài gây hại như mối mọt không tấn công. Không giống như gỗ tự nhiên, MDF không dễ bị co lại hoặc giãn nở do nhiệt độ hoặc độ ẩm. Việc cắt và tạo hình MDF dễ dàng hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Thời gian gia công sản xuất nhanh, lắp ráp dễ dàng. Ván mdf được sản xuất theo quy trình xay gỗ -> phân loại -> nghiền gỗ -> sấy khô -> đổ khuôn -> ép ván -> cắt ván -> chà nhám -> kiểm tra chất lượng -> đóng gói -> giao hàng MDF, còn được gọi là ván sợi mật độ trung bình có cấu tạo từ nguyên liệu gỗ tái chế kết hợp chất kết dính, nén dưới nhiệt độ cao tạo tấm phẳng. Ván mdf tương đối nặng so với gỗ xẻ tự nhiên và ván ép. Được xem là vật liệu thân thiện với môi trường. Bề mặt bằng phẳng, đồng đều và không có bất kỳ mắt hư, mắt đen như gỗ tự nhiên. Điều này làm nó dễ gia công và sản xuất nhanh hơn. Dưới đây là những lưu ý khi làm việc với MDF Cách làm việc với ván mdfNếu bạn định mài hay chà nhám các cạnh, bề mặt MDF. Bạn nên ở ngoài trời vì ván mdf có xu hướng tạo ra bụi gỗ khi cắt. Ngoài ra, nên đeo mặt nạ phòng độc khi cưa hoặc chà nhám để bảo vệ bạn không tiếp xúc với nhựa chứa Ure-formaldehyde và bụi mịn. Ván mdf rất dễ hút ẩm, đặt biệt là lõi trơn chưa được gia công hoàn thiện bề mặt và dán cạnh. Nó sẽ giảm độ bền và phồng lên theo thời gian sau khi tiếp xúc với nước, không giống như ván ép. Ván MDF có thể tùy biến nhiều màu sắc bề mặt như melamine, veneer, acrylic, dễ sơn nên nó thường được sử dụng cho các ứng dụng nhìn thấy được, như sản xuất tủ bếp, kệ tivi, bàn làm việc...Khác với MDF, ván okal khó sơn hơn, đó là một trong những lý do chính tại sao ván okal thường được sử dụng ở những vị trí khuất phía sau như tấm hậu, hộc kéo, lớp lót. Ván MDF có hóa chất độc hại không?Câu hỏi này đề cập đến nồng độ formaldyhyde trong lõi ván. Khi tiếp xúc nhiều với ure-formal gây dị ứng da và có thể gây ung thư đặc biệt là công đoạn sản xuất lượng bụi phát thải cao nhất. Đối với người tiêu dùng cuối, bạn sẽ không quá lo lắng vì ván đều được phủ lớp bề mặt và dán cạnh nên lượng phát thải thấp. Hầu hết nó đã phát thải ở công đoạn sản xuất. Nên đối với đồ nội thất hoàn thiện, nó hoàn toàn an toàn. Mặc dù ván thường bị nhầm với ván okal do bề ngoài giống nhau các lớp phủ melamine hay veneer. Nhưng điểm khác biệt đáng chú ý là MDF cắt dễ dàng và bề mặt mịn khiến nó trở thành lựa chọn ưu việt hơn. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶPVán mdf giá bao nhiêu
Đối với các loại ván mdf mỏng từ 2,3mm đến 8mm giá từ 50.000 vnđ/ tấm đến 210.000 vnđ/tấm. Đối với các loại ván mdf dày từ 8mm đến 25mm giá từ 250.000 vnđ đến 450.000 vnđ/ tấm Giá ván mdf phủ melamine bao nhiêu Giá ván mdf phủ melamine được tính bằng lõi ván mdf trơn cộng với lớp phủ bề mặt melamine. Melamine được phân ra các lớp phủ màu đơn sắc hoặc vân gỗ. Ván mdf phủ melamine màu trắng thường được sử dụng nhiều nhất. Giá phủ melamine trắng 70.000 vnđ/ mặt và 135.000 vnđ/ 2 mặt. Ván mdf phủ melamine vân gỗ từ 75.000 vnđ/ mặt và 145.000vnđ/ 2 mặt. Giá ván phủ melamine màu đơn sắc như đỏ, xanh, cam, hồng giá 85.000 vnđ/ mặt và 160.000/ 2 mặt Mua ván mdf giá rẻ ở đâu Bạn muốn ván mdf giá rẻ có thể chọn các thương hiệu như TH Milk, Kiên giang. Phân khúc giá trung bình có Kim Tín, Dongwha. Phân khúc cao hơn có ván mdf vanachai Thái Lan... Độ dày ván mdf nào thường dùng nhất Ván mdf thường dùng nhất là 3mm, 8mm và 17mm, 18mm. Hiện nay ván mdf mỏng 3mm thường sử dụng nhiều nhất để làm hộp quà tặng, đồ trang trí, bìa lịch. Ván mdf 8mm được sử dụng nhiều làm mặt hậu, ván sàn, ván ốp tường. Ván mdf 17mm và mdf 18mm thường làm hầu hết đồ nội thất như tủ bếp, bàn ghế, giường, kệ... |