Hiện nay trên thị trường có rất nhiều biến thể của ván mdf với những tên gọi khác nhau. Nếu không phân biệt rõ, rất có thể bạn mua sản phẩm không đúng chất lượng hoặc giá thành cao hơn thực tế. Ván mdf trên thị trường được phân loại theo tỷ trọng, bề mặt, tiêu chuẩn và chức năng..Bài viết dưới này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn từng loại. VÁN LDFVán LDF là tấm ván sợi có tỷ trọng thấp (viết tắt Low Density Fiberboard). Dòng ván này giảm chất lượng và trọng lượng so với ván mdf nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tính linh hoạt của ván. Nếu LDF được thêm chất phụ gia kháng ẩm sẽ được gọi với tên khác là LMR, có lõi xanh kháng ẩm để phân biệt với ván LDF thông thường. Thông số kỹ thuật ván LDF
VÁN MDFVán mdf viết tắt (Medium density fiberboard) là tấm ván gỗ sợi mật độ trung bình chất lượng và tỷ trọng cao hơn ván LDF. Ván mdf chống ẩm gọi là MMR cũng có màu xanh lục nhạt. Thông số kỹ thuật ván MDF
VÁN HDFVán HDF viết tắt từ High Density Fiberboard. HDF có trọng lượng và tỷ trọng cao nhất rất cứng và bền. Nếu có phụ gia công ẩm thì gọi là ván HMR. HDF có khả năng chống ẩm, cách âm cách nhiệt tốt, chịu được tải trọng lớn. Vì vậy thích hợp để làm vách ngăn, cửa, ván sàn hơn là ván MDF hay LDF Thông số kỹ thuật ván hdf
Ưu Nhược Điểm Ván MDF So Với Gỗ Cứng Tự NhiênVán mdf là vật liệu giá rẻ hơn rất nhiều so với các lựa chọn nội thất gỗ cứng. MDF có bề mặt nhẵn, không có mắt chết. Dễ dàng sơn phủ với bất kỳ màu nào, trong khi gỗ cứng không dễ sơn và không đảm bảo chấp nhận mọi loại màu. Thành phần hóa học của MDF khiến các loài gây hại như mối mọt không tấn công. Không giống như gỗ tự nhiên, MDF không dễ bị co lại hoặc giãn nở do nhiệt độ hoặc độ ẩm. Việc cắt và tạo hình MDF dễ dàng hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Thời gian gia công sản xuất nhanh, lắp ráp dễ dàng. Ván mdf được sản xuất theo quy trình xay gỗ -> phân loại -> nghiền gỗ -> sấy khô -> đổ khuôn -> ép ván -> cắt ván -> chà nhám -> kiểm tra chất lượng -> đóng gói -> giao hàng
0 Comments
Leave a Reply. |